Gạo nếp chùm
liên hệ
Nếp sáp ngỗng dẻo
liên hệ
Nếp sáp ngỗng loại 1
liên hệ
Gạo ngon làm từ thiện
liên hệ
Gạo lứt huyết rồng
liên hệ
Nếp Sáp
Một đĩa cơm tấm ngon của người Sài Gòn có thể gồm cả sườn, bì, chả, trứng hoặc không gồm đầy đủ các món trên, nhưng đây là món thông dụng nhất và người ta thường xếp tên chúng bên nhau trên các biển hiệu: cơm tấm sườn bì chả, cơm tấm mỡ hành,..
– Cơm: Cơm tấm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu.
– Nước mắm: Ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn), có thể thêm chanh.
– Sườn: Sườn ăn với cơm tấm là loại sườn heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt, sau đó đem nướng. Thường các quán cơm tấm nướng sườn ngay trước cửa tiệm, khói hương bốc ra mang theo mùi vị đặc trưng của sườn nướng và nhiều người nhận ra ngay là họ vừa đi ngang qua quán cơm tấm.
– Chả: Gọi là chả hoặc chả trứng, được làm từ trứng, cua, thịt xay, nấm mèo và bún tàu. Chả trứng được chưng sẵn thành một cái bánh hình tròn hoặc chữ nhật, khi ăn xắt lát.
– Trứng: Trứng ở đây thường là trứng ốp la.
– Bì: là hỗn hợp nhiều thứ, thường gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thính và gia vị.
– Mỡ hành: Nó là hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi trộn với tóp mỡ chiên. Mỡ hành giúp cơm tấm có độ béo đặc trưng, tuy nhiên một số người không ăn vì nhiều lý do sợ béo.
– Đồ chua: Đồ chua giúp cơm tấm có vị chua ngọt và hấp dẫn hơn. Thường làm từ cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ.
Đặc trưng của món cơm tấm này chắc chắn là phần cơm được nấu từ những hạt gạo bể. khi hạt gạo chín sẽ không nở nên dù cơm không dôi nhưng hạt cơm rất ngọt và thơm.
Khi nấu cơm, tất cả chúng ta đều biết một nguyên tắc là gạo cần chín đều và trong một khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Thế nhưng, với gạo tấm, nấu ngon lại càng khó bởi gạo tấm là phần đầu của hạt gạo trong quá trình xay xát bị vỡ ra.
Và khi hạt gạo bị vỡ như vậy thì rất khó để nở được như hạt gạo nguyên. Tuy nhiên, điều này cũng tạo nên sự đặc biệt của cơm tấm. Sau đây, cùng khám phá cách nấu cơm tấm vừa dẻo vừa thơm nhé.
– Bước 1: Ngâm gạo khoảng 15 phút đến 1 tiếng, khi nào bạn thấy hạt gạo hơi nứt ra thì mới được.
– Bước 2: Đổ gạo ra rổ, để ráo nước hoàn toàn
– Bước 3: Đun sôi nước, nhưng chờ cho nước sôi mạnh thì mới đổ gạo vào nồi khuấy đều sao cho gạo không bị bén nồi là đủ. Tuy nhiên, lưu ý là không được khuấy quá nhiều, bởi nếu khuấy quá nhiều thì cơm sẽ bị nát quá.
– Bước 4: Khi cơm sôi trở lại thì giảm lượng lửa sao cho cơm vừa đủ sôi, lượng nước vừa đủ.
Lưu ý: Đối với nồi cơm điện, các bạn cũng làm tương tự nhưng khi đổ gạo vào thì đảo đều rồi chắt hết nước như nấu cơm nếp. Sau đó, đậy nắp nồi, sau khoảng 10 phút, bạn đảo lại 1 lần nữa.
Nấu cơm tấm rất khó do nếu bạn để lửa quá to thì cơm sẽ dễ bị cháy, thậm chí còn khê, mà nếu bạn nấu ít lửa thì cơm sẽ nhã, mà có khi còn chưa chín; nếu bạn nấu thừa nước cơm sẽ nát và mất vị ngọt của hạt gạo tấm. Cách điều chỉnh lửa và lượng nước là yếu tố vô cùng quan trọng.
Thực chất, cho dù bạn nấu bằng bếp nào, nếu lượng nước vừa đủ thì cơm của bạn đều ngon. Tuy nhiên, nếu nấu bằng bếp điện thì khá khó để điều chỉnh lượng nhiệt. Đối với loại nồi nên sử dụng, tốt nhất bạn nên dùng nồi dày (kiểu nồi gang ngày xưa) bởi nếu nồi dày thì nhiệt sẽ được tản đều, cơm sẽ chín đều, hạt cơm săn và thơm ngọt.
Thậm chí, bạn có thể có được cháy cơm mỏng và giòn hơn dưới đáy nồi. Và đặc biệt nếu bạn cho thêm 1 thìa mỡ vào cạnh nồi sau khi ghế cơm thì chắc chắn, cả gia đình bạn sẽ có thêm đĩa cháy mỡ thơm phức cho bữa ăn thêm hoàn hảo.
Với người Việt Nam, bữa cơm gia đình có vai trò rất quan trọng, nó là biểu tượng của hạnh phúc của sự yêu thương, giúp nuôi dưỡng tâm hồn con người, thắt chặt hơn tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Và đó cũng là thời điểm hai từ “sum họp” trọn vẹn ý nghĩa nhất.
Bảo quản:
+ Để nơi khô ráo và thoáng mát
+ Đậy kín sau khi mở bao, tránh côn trùng xâm nhập và mùi lạ.
- Cách nấu:
+ Đong gạo theo nhu cầu
+ Vo gạo vài lần bằng nước sạch
+ Chế nước theo tỉ lệ: 1 kg gạo / 1,1 lít nước
+ Không mở nắp nồi trong lúc nấu cho đến sau khi cơm sôi được 15 phút
- Đặc điểm sản phẩm:
· Đảm bảo độ thuần chủng.
· Giữ được hương vị đặc trưng của từng sản phẩm.
. Không sử dụng hương liệu tạo mùi, đảm bảo hương thơm tự nhiên đặc trưng của từng loại gạo.
· Không sử dụng chất bảo vệ thực vật ngoài danh mục, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng
· Bảo quản sản phẩm đúng kỹ thuật.
· Không pha trộn các loại gạo với nhau.
CÁC LOẠI GẠO LIÊN QUAN
» Gạo thơm Lài Miên – Lài Campuchia
» Gạo Tấm
» Gạo dùng trong sản xuất bia rượu
» Gạo huyết long
» Gạo lứt
Đại lý gạo giá rẻ sài gòn chuyên cung cấp sỉ và lẻ các loại gạo tấm, gạo nếp, gạo nàng thơm, gạo huyết long, gạo ST25 Sóc Trăng, gạo sạch campuchia, sạo gạch Thái Lan... uy tín giá cả hợp lý giao hàng tận nơi tại Lê Hồng Phong Quận 10 TPHCM. Vựa gạo giá sỉ sài gòn luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm gạo sạch, gạo ngon để đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân.
Địa chỉ : 382/47C Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10
51/24B HồThị Kỷ, Phường 1, Quận 10
Số điện thoại: 0933569079 (Hotline, Zalo)
0349992279 (Zalo)
(028)38390771 - (028)38320038
Email: hoalandang612@gmail.com
Website: www.gaophuc.com
liên hệ
liên hệ
liên hệ
liên hệ
liên hệ